Cây ngũ sắc trồng viền, trồng ban công
Cây Hoa Ngũ sắc thường gặp tuy nhiên mỗi lần cây nở hoa, bạn sẽ thật sự ngỡ ngàng về vẻ đẹp rực rỡ của nó, đem đến không gian cây xuất hiện màu sắc tươi mới mà ai cũng muốn ngắm nhìn.
Ý nghĩa cây ngũ sắc
Cây hoa ngũ sắc bình dị nhưng không kém phần rực rỡ thể hiện sự hài hòa, cân bằng, biết trân trọng những điều mình đang có.
Đặc điểm cây ngũ sắc
Cây ngũ sắc còn được biết đến với nhiều tên gọi hoa trâm ổi, , ổi nho,bông ổi, Mã anh đơn ,thơm ổi, tứ quý, người Tày gọi Nhà khí mu, tên khoa học là Lantana camara L., thuộc họ Cỏ roi ngựa – Verbenaceae có nguồn gốc từ Trung Mỹ.
Ngũ sắc thuộc cây thân gỗ, dạng bụi nhỏ, chiều cao khoảng 0,3 – 2m. Trên thân cây có gai, có lông,màu xanh khi non, về già chuyển nâu. Lá trâm ổi màu xanh ,hình trái xoan,mọc đối, gốc hình tim hoặc tròn, đầu nhọn, viền lá có răng cưa đều, mặt dưới có lông. Hoa kết thành chùm trên đỉnh nhiều màu sắc nên có tên là ngũ sắc, mỗi bông đơn có 4 cánh hình tròn lõm ở giữa. Màu hoa sẽ chuyển từ hoa màu vàng sang màu cam, sau đó không lâu sẽ đổi sang màu đỏ. Quả hình cầu, có vị thơm như ổi nên được gọi là cây trâm ổi, khi chín màu đen , có 1-2 hạt xù xì và cứng. Hoa ngũ sắc nở quanh năm, kết quả từ tháng 4-9 hàng năm.
Ngũ sắc có hai loại hoa thân bò và loại cây thẳng đứng và loại
Cách trồng chăm sóc ngũ sắc
Hiện nay ngũ sắc mọc hoang ở nhiều nơi vì sức sống mạnh mẽ, hầu như không phải chăm sóc, ít sâu bệnh, chịu rét, chịu nóng, chịu hạn, chịu úng khá tốt. Ngũ sắc thích nắng, càng nắng cây càng sai hoa và màu sắc đậm đà hơn.
Đất trồng ngũ sắc không đòi hỏi đất tốt, giàu dinh dưỡng hay nhiều mùn, Cây có thể sống trên bất kỳ loại đất nào.
Do lá của nó ráp, lượng nước bốc hơi lớn, vì vậy cần chú ý bổ sung đủ nước để cây đủ dinh dưỡng nuôi hoa. Nên bón phân 2-3 tháng/ lần, thường xuyên cắt tỉa cành nhánh để cây dày dăm sẽ nhiều hoa hơn.
Nhân giống Hoa Ngũ sắc bằng cách gieo hạt hoặc giâm cành. Việc giâm cành nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Giâm cành: Vào mùa xuân hoặc thu cắt cành bánh tẻ dài khoảng 10-15cm ,mỗi cành có 3-4 chồi, cắm vào trong đất cát, giữ ẩm thường xuyên, khoảng 15-20 ngày sau thì cành giâm mọc rễ, đồng thời ra nhánh mới
Hoa Ngũ sắc ít bị sâu bệnh hại, chỉ đôi khi bị nhện đỏ gây bệnh vào mùa hè, khi bị nhện đỏ có thể dùng Dicofol 40% pha với 1000 lần nước để phun.
Ứng dụng cây ngũ sắc
Cây ngũ sắc có nhiều màu sắc đẹp, ra hoa quanh năm, cực kỳ sai hoa, không tốn công chăm sóc nên được lựa chọn trồng làm tường bao quanh khuôn viên nhà ,trồng làm tiểu cảnh, trồng trong khuôn viên đô thị, vườn hoa, công viên công cộng…
Được sử dụng làm hoa đường viền trong các bản thiết kế sân vườn đẹp mắt, cây sai hoa và cho hoa rất rực rỡ. Một số người chơi hoa còn dùng hoa ngũ sắc làm hoa ban công để làm rực rỡ, sống động hơn cho ban công ngôi nhà của họ.
Ngũ sắc còn được trồng bồn các cửa cơ quan, xí nghiệp, khu công nghiệp nơi có diện tích hạn hẹp, khí hậu khắc nghiệt làm rực rỡ không gian.
Ngũ sắc còn được trồng chậu để ban công hoặc chậu treo trông rất duyên dáng.
Người ta còn ghép ngũ sắc lên cây thân gỗ khác tạo dáng như cây tree rose có vẻ đẹp lạ mắt, và duyên dáng không kém.
Ngoài tác dụng làm cảnh toàn cây Ngũ sắc còn là vị thuốc trong đông y:
– Lá ngũ sắc có vị đắng, hôi, tính mát, hơi có độc, có tác dụng tiêu độc, tiêu viêm sưng, hạ sốt, rắn cắn chữa ngứa gãi. Lá dùng ngoài đắp vết thương, vết loét hoặc dùng để cầm máu; cũng dùng trị viêm da, các vết chàm,ghẻ lở, và dùng chườm nóng trị thấp khớp. Thường dùng lá tươi giã đắp ngoài hay nấu nước để rửa.
+ Chữa chấn thương bầm giập, vết thương chảy máu: Giã lá tươi đắp ngoài.
+ Chữa mụn nhọt ,viêm da, tinea, eczema: Nấu lá tươi để rửa ngoài.
-
- Hoa có tính mát, vị ngọt nhạt, có tác dụng cầm máu, hạ huyết áp,trị lao hay ho ra máu . Chữa ho ra máu và lao phổi: Dùng hoa khô 6-10g nấu nước uống.
-
- Rễ có vị dịu, tính mát, tiêu độc, có tác dụng giảm đau, hạ sốt…
Ghi chú: Không nhầm với cây hoa cứt lợn (Ageratum conyzoides L.) cũng gọi là hoa Ngũ sắc.